Doanh nghiệp Trung Quốc bị người Myanmar xua đuổi
(Dân trí) - Ngay từ những năm Myanmar còn bị phương Tây cấm vận gắt gao, các doanh nghiệp Trung Quốc đã không ngừng mở rộng thị trường tại Myanmar, hòng khai thác nguồn tài nguyên giá rẻ tại đây. Nhưng nay tình hình đã đổi khác và họ đang bị người địa phương xua đuổi.

Năm 1988, sau khi quân đội Myanmar dùng vũ lực đàn áp một phong trào nổi dậy do sinh viên dẫn đầu, Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận kinh tế với Myanmar. Tuy nhiên, Trung Quốc không công nhận lệnh cấm vận này và bắt đầu kiểm soát những ngành sinh lời lớn nhất của nền kinh tế dựa vào khoáng sản của quốc gia Đông Nam Á, với đá quý, vàng, khoáng sản, gỗ, khí tự nhiên và thủy điện.

 

Nhiều dự án của doanh nghiệp Trung Quốc tại Myanmar bị người dân biểu tình phản đối
Nhiều dự án của doanh nghiệp Trung Quốc tại Myanmar bị người dân biểu tình phản đối

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

 

Ngoài ra, Trung Quốc cũng phát triển mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền quân sự của Myanmar lúc bấy giờ, vốn luôn được Bắc Kinh hậu thuẫn. Tháng 1/2007, Trung Quốc từng bỏ phiếu phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong việc tăng cường cấm vận Myanmar. Trung Quốc cũng ngăn chặn cộng đồng quốc tế lên án hành động đàn áp cuộc Cách mạng Saffron tại đây năm 2007.

 

Về cơ bản, Trung Quốc xem Myanmar như một “người láng giềng tuyệt vời”, và các khoản đầu tư khổng lồ của họ đã giúp chính quyền quân sự tồn tại. Dù vậy, trong lòng người dân Myanmar vốn phản đối chế độ quân sự, tâm lý chống Trung Quốc ngày càng gia tăng.

 

Với sự hỗ trợ của chế độ cũ, tập đoàn Liên minh kinh tế Myanmar (UMEH) đã bắt tay với một công ty Trung Quốc để khai thác một lượng lớn đồng và bán sang Trung Quốc. Hồi tháng 3 năm nay, khi một Bộ trưởng của chính phủ Myanmar là Aung Min tới thăm khu mỏ và đối thoại với người dân địa phương, ông đã nói rằng: “chúng ta biết ơn Trung Quốc vì đã không ngừng hỗ trợ trong khi chúng ta bị quốc tế cô lập”.

 

Người biểu tình phản đối dự án xây đập thủy điện tỷ đô do Trung Quốc đầu tư
Người biểu tình phản đối dự án xây đập thủy điện "tỷ đô" do Trung Quốc đầu tư

 

 

Câu nói của ông Aung Min nhanh chóng vấp phải phải ứng giận dữ, khi vài ngày sau đó, biểu tình nổ ra. Dù nhiều người bị bắt và bị thương trong khi biểu tình, các cuộc tuần hành phản đối vẫn tiếp diễn. Tình hình khiến chính quyền địa phương do dự hoặc tức giận trước đề xuất hỗ trợ cho dự án của người Trung Quốc tại đây.

 

Trung Quốc cũng từng hỗ trợ kế hoạch xây đập thủy điện Myitsone với mức đầu tư 3,6 tỷ USD tại vùng Kachin. Tuy nhiên, do vấp phải phản ứng dữ dội từ người dân, dự án đã bị đình lại từ năm 2011. Sau quyết định trên, Tổng thống Myanmar Thein Sein được nhiều tờ báo địa phương ngợi khen là vị “Tổng thống vĩ đại”.

 

Trong khi đó, dù đầu tư lượng vốn khổng lồ và đem đến nhiều cơ hội việc làm cho người dân Myanmar, hiếm khi nào Trung Quốc nhận được lời khen của báo giới địa phương.

 

Một phần nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ việc các khoản hỗ trợ của Trung Quốc hầu hết được chuyển qua tay chế độ quân sự cũ. Mặc dù tháng 9/2010, Trung Quốc đồng ý chi 30 tỷ nhân dân tệ (4,2 tỷ USD) cho Myanmar vay không lấy lãi, vẫn rất khó để tìm thấy một tổ chức phi chính phủ nào do Trung Quốc tài trợ hoạt động tại Myanmar. Trong khi đó, các tổ chức phi chính phủ của phương Tây lại hiện diện ở nhiều nơi và hỗ trợ tới từng địa phương.

 

Người biểu tình phản đối dự án xây đập thủy điện tỷ đô do Trung Quốc đầu tư
Trẻ em Myanmar mang theo biểu ngữ "Hãy là láng giềng tốt, đừng là những tên tội phạm" để phản đối doanh nghiệp Trung Quốc

 

 

Bởi vậy nhiều người Myanmar tin rằng một ngày nào đó các quốc gia phương Tây sẽ trở lại và giúp họ có được sự phát triển kinh tế bền vững, thay vì chỉ vơ vét tài nguyên thiên nhiên.

 

Cùng với sự chuyển mình của Myanmar từ một quốc gia do chính quyền quân sự cai quản sang chính quyền dân chủ, với tiếng nói từ người dân ngày càng có ảnh hưởng, các doanh nghiệp Trung Quốc giờ không còn dễ dàng thu lợi tại thị trường này như trước.

 

Bằng chứng là đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc vào Myanamar năm tài khóa 2012 đã giảm hơn 90% so với cùng kỳ 2011, xuống chỉ còn 407 triệu USD. Các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc từng là “ông lớn” tại thị trường Myanmar, nhưng với việc một số dự án của Trung Quốc bị đình chỉ, cộng với bất ổn chính sách đã khiến sự nhiệt huyết ban đầu giảm sút.

 

Trong cuộc đua giành 2 giấy phép lập mạng viễn thông tại Myanmar diễn ra hồi tháng 6, nhà mạng di động lớn nhất của Trung Quốc và cũng thuộc hàng lớn nhất thế giới là China Mobile cũng đã tham dự và được xem như ứng cử viên nặng ký. Nhưng cuối cùng, họ đã phải ngậm ngùi ra về khi Hội đồng Đánh giá và Sàng lọc nhà thầu viễn thông Myanmar trao giấy phép cho một nhà thầu của Na-uy và một tập đoàn đến từ Qatar.

 

Thanh Tùng
Tổng hợp
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Hỗ trợ trực tuyến
CEO
hỗ trợ trực tuyến THANH HUNG SINH
  0913691899
  thanhhungsinh@nnc.net.vn
CFO
hỗ trợ trực tuyến NGUYEN THI HOA LAN
  0913501877
  nguyenhoalan@nnc.net.vn
ADMIN
hỗ trợ trực tuyến ADMIN
  024.37849934
  tchc@nnc.net.vn
Hotline: +84 913691899
 » VTV1- Công ty TNHH Nhất Nước công trình Tịnh Biên
 » Thiết bị bảo vệ chống cháy nổ máy biến áp cách điện dầu 110kV tới 500KV
 » Thi công hệ thống điện
 » Thi công xây lắp
Thống kê
  • Trực tuyến: 4
  • Lượt truy cập: 154095